Xin chào! Bạn có thể Đăng nhập hoặc Đăng kí.
EnglishVietnamese

Tiền Đông Dương thuộc pháp

Thời gian đăng: 21-08-2015 10:45 | 11027 lượt xemIn bản tinIn bản tin

Tiền Đông Dương thuộc pháp và những bí mật các nhà sưu tầm cần biết

 

Tiền Đông Dương thuộc pháp đọc theo tiếng Pháp là piastre, đây là đơn vị tiền tệ do người Pháp cho phát hành và đưa vào lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong khoảng thời gian từ năm 1885 đến những năm 1954.

 

Tiền đông dương thuộc pháp

100 đồng tiền Đông Dương thuộc Pháp

 

Có thể nói, bắt đầu từ những năm của thế kỷ 17, thời chúa Trịnh – Nguyễn còn đang phân tranh gay gắt, lúc bấy giờ bắt đầu tấp nập các thương thuyền của những người thương gia, kinh tế Châu Âu đã đến Việt Nam. Vì vậy việc buôn bán đã bắt đầu tiến triển và được diễn ra khá tấp nập, qua đó dần dần xuất hiện những đồng tiền ngoại thương đầu tiên tại Việt Nam với mục đích dùng để phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa diễn ra được nhanh chóng và thuận lợi hơn. 

Một số các quốc gia lớn đã may mắn phát hiện ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú tại Việt Nam và xuất hiện các dã tâm xâm chiếm hòng vơ vét của cải. Pháp là điển hình cho quốc gia đã thực hiện điều đó, vào những năm 1859 thực dân Pháp đã đổ quân sang chiếm Sài Gòn, khi ấy ngân hàng Đông Dương được ra đời từ đây và người Pháp đã dần dần thay thế các đồng tiền thương mại tại Việt Nam bằng đồng xu Đông Dương tại khu vực Nam Kỳ (có tên gọi là Cochinchine), Trung Kỳ (được gọi là Annam), Bắc Kỳ (gọi là Tonkin), Cao Miên và Ai Lao.

Về mặc giá trị, đồng tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị có tên gọi là piastre, cent/centime và sapèque. Họ phân chia một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Với tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đền 600 đồng tiền cổ truyền của người Việt Nam chúng ta. Đặc biệt bề mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại được ghi bằng tiếng Pháp. Bề mặt sau lại được ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc họ chỉ ghi bằng tiếng Pháp.

 

Bí mật tiền xu Đông Dương thuộc Pháp tại các khu vực Việt Nam lúc bấy giờ

 

1. COCHINCHINE, đồng tiền thuộc địa - xứ NAM KỲ

Năm 1875, thực dân Pháp mang đồng 1 centieme từ mẫu quốc sang sở đúc tiền Ba Son để đục lỗ và họ gọi là đồng sapèque, với mục đích thay thế đồng xu kẽm ở xứ ta. Thế nhưng, vì hối suất không rõ ràng và mọi việc diễn ra không có lợi nên không được dân ta sữ dùng.

Đến năm 1879, thực dân Pháp lại cho đúc một loại tiền mới với mục đích tiêu dùng tại Nam Kỳ, trên mặt của đồng tiền có dòng chữ Cochinchine Francaise, gồm có những mệnh giá như sau:

– Đồng 10 cents, 20 cents, 50 cents bằng bạc có hình tượng nữ thần tự do đang ngồi, biểu tượng tượng trưng cho nền cộng hòa của thực dân Pháp.
– Đồng 1 centieme bằng đồng đỏ (Bronze) có hình chữ nhật ở giữa, bên trong hình chữ nhật có dòng chữ viết với tiếng Hán: Bách phân chi nhất. Nhân dân ta vẫn thường hay gọi là đồng tiền lá bài.
– Đồng sapèque được đúc lại theo mẫu mới, về kích thước thì to hơn đồng 1 centieme đục lỗ vuông và trên mặt tiền có dòng chữ Hán, Đại Pháp quốc chi An Nam . Đồng này chỉ có giá trị bằng 1/5cent

– Năm 1885, lần đầu tiên thực dân Pháp cho đúc đồng 1 piastre với độ bạc ròng 0.9000, trọng lượng 27.2156 Gram, với kiểu mẫu tượng nữ thần tự do ngồi (theo tỉ giá lúc bấy giờ 1piastre = 100 cent).

 

2. TONKIN, đồng tiền bảo hộ thuộc xứ BẮC KỲ

Với mục đích nhằm loại bỏ, thay thế những đồng tiền kẽm, năm 1905 thực dân Pháp cho đúc một mẫu sapèque khác ở xứ bảo hộ Bắc Kỳ, trên một mặt xu đúc dòng chữ như sau: "PROTECTORAT DU TONKIN" và mặt còn lại được ghi chữ Hán "LỤC BÁCH PHÂN NHẤT CHI THÔNG BẢO". Đồng xu này có giá trị bằng 1/600 của 1 piastre, tuy nhiên cũng như ở xứ Nam Kỳ đồng xu này cũng không được nhân dân hưởng ứng.

 

3. INDOCHINE, tiền xu Đông Dương

Cuối những năm 1885, trên tất cả các loại đồng xu đều được họ thay dòng chữ "Cochinchine" bằng dòng chữ "Indochine", với mục đích sử dụng trên toàn Đông Dương "Tonkin, Annam, Cochinchine, Cao Miên, Ai Lao". Từ sau những năm 1903, đồng sapèque không được họ đúc nữa. Mãi sau thế chiến thứ nhất, đồng tiền Đông Dương ngày càng bị mất giá trầm trọng, chất lượng độ bạc và trọng lượng của các đồng xu bị giảm dần. Đồng bạc đầu tiên có độ bạc ròng ở mức 0.9000 sau đó giảm xuống còn 0.8350 và 0.6800. Cá biệt ở những năm 1920, đồng 20 cents chỉ có độ bạc xấp xỉ 0.4000. Qua đó có một số kiểu mẫu mới được đúc thay thế:

– Đến năm 1896, đồng 1 cent được đúc bằng đồng đỏ, hình biểu tượng Pháp với chữ: Bách phân chi nhất, ở chính giữa đồng tiền được họ đục 1 lỗ tròn.

 

Tiền xu đông dương 1896

Đồng 1 cent năm 1896 với chất liệu bằng đồng đỏ

 

– Từ năm 1923 đến năm 1938, họ cho đúc đồng 5 cents bằng kền – đồng Nikel – Ae, hình biểu tượng quốc gia Pháp đội cành ô liu, được đục 1 lỗ tròn ở chính giữa đồng xu.

 

Tiền xu đông dương 5 cents 1923

Tiền xu đông dương loại 5 cents được phát hành năm 1923

 

– Đến giai đoạn năm 1931, họ lại tiến hành đúc ra đồng 1 piastre với độ bạc vào khoảng 0.9000, biểu tượng nước Pháp đội cành ô liu, đặc biệt kiểu mẫu này chỉ được họ đúc vào năm 1931 mà thôi.

 

Tiền xu đông dương 1 piastre 1931

Tiền xu đông dương 1 piastre 1931

 

– Những năm 1935 đến năm 1940, họ lại tiến hành đúc đồng 1/2 cent với chất liệu bằng đồng đỏ.

 

Tiền xu đông dương 1/2 cents 1935 - 1940

Tiền xu đông dương 1/2 cents 1935 - 1940

 

Những đồng tiền đông dương thuộc Pháp được thêm vào bộ sưu tập tiền của bạn chắc chắn sẽ mang lại cho bạn sự đa dạng trong các bộ sưu tầm, qua đó có thể mở ra cho bạn thêm những kiến thức thật sự bổ ích khác nữa.

Mọi cá nhân có nhu cầu đổi tiền quốc tế sưu tầm, tiền Đông Dương xin vui lòng liên hệ:

THÔNG TIN CHỦ SHOP

Điện thoại: 090.252.4389 - 093.3915.896 

Gmail: Nguyenthithuphuongbmt@gmail.com

Yahoo: Thuphuong_banme@yahoo.com

Website: suutamtien.com - quatangsuutam.com

Địa chỉ văn phòng: Cưới cafe: 466/49 Lê Văn Sỹ. (Tới số 420 Lê Văn Sỹ quẹo vô hẻm số 448 (là hẻm đối diện KFC) đi tới cuối hẻm quẹo phải là thấy ngay Cưới cafe)

Facebook: facebook.com/PenVoiNui

Fanpage: facebook.com/SuuTamTienCo

poll load
Bình luận