Mua bán tiền giấy thế giới độc và đẹp
Thời gian đăng: 28-08-2015 16:17 | 3830 lượt xemIn bản tin
Siêu lợi nhuận khi mua bán tiền giấy thế giới
Với số lượng nhà sưu tầm Việt Nam chuyên mua bán tiền giấy thế giới theo 03 tiêu chí độc, đẹp và lạ trên toàn quốc hiện nay khá cao (xem nhanh các loại tiền giấy độc, đẹp, lạ), đặc biệt họ còn thu thập những tờ tiền giấy trên thế giới với mệnh giá tiền lên đến hàng tỷ đơn vị hay tiền được đục lỗ, các loại tiền được liệt vào danh sách cổ nhất hoặc các loại tiền to nhất.
Mua bán tiền giấy thế giới đẹp dường như là sỡ thích chung của các nhà sưu tầm
Các nhà sưu tầm quốc tế đang sôi sục đối với các loại tiền sưu tầm Việt Nam. Điển hình trên một số trang giao dịch trực tuyến như Alibaba, eBay, Amazon, tiền giấy Việt Nam được rao bán khá nhiều, phục vụ chính cho sở thích sưu tầm tiền của khách hàng.
Một số tờ tiền mệnh giá 200 đồng được rao bán với mức giá gần 3 USD, cộng với chi phí chuyển hàng, tờ 200 đồng có giá lên tới gần 12 USD.
Các mức giá bán cao gấp nhiều lần cũng đã được áp dụng cho các tờ tiền giấy hiện không còn giá trị lưu hành và khá hiếm, như tiền cotton 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng.
Mua và bán tiền giấy thế giới độc và đẹp
- Trước tình hình phát triển mạnh của thị trường mua bán tiền giấy, chúng tôi chuyển hướng sang một số loại tiền quốc tế sưu tầm được làm bằng giấy đẹp, độc, lạ quốc tế, đặc biệt là các loại tiền giấy như:
1. Tiền giấy mệnh giá cực siêu khủng của quốc gia Nam Tư
3. Tiền New Zealand và hình ảnh những chú vịt
4. Tiền giấy tại trại tập trung được tạo ra bởi Đức quốc xã
5. Tiền quốc gia Nam Phi với hình ảnh những chú sư tử, voi
6. Tiền giấy Pháp và sự đa dạng màu sắc
7. Tiền Zimbabwe và những con số mệnh giá bá đạo
8. Hungary và cơn bảo mệnh giá lạm phát nhất trong lịch sữ
9. Maldives và những hòn đảo sống động
10. Tiền Trung Quốc và chiều dài lịch sữ đi kèm
11. Tiền Honduras gắn liền với các cuộc khởi nghĩa chống thực dân
12. Bạn biết gì về tiền con lừa
13. Tiền giấy Nam Phi đẹp ấn tượng
Nhận thu mua và bán các loại tiền các quốc gia trên thế giới, mọi cá nhân có nhu cầu mua bán các loại tiền giấy vui lòng liên hệ 0933.915.896
1. Tiền giấy mệnh giá cực siêu khủng của quốc gia Nam Tư:
Năm 1994, theo thống kê cho thấy tỷ lệ lạm phát theo tháng tại Nam Tư (cũ) có lúc đạt tới đỉnh điểm là 313.000.000% và lạm phát hàng ngày ở mức khoảng 64,6%. Chính phủ nước này đã dùng mọi cách để khắc phục tình trạng này, họ đã phải in những tờ dinar với mệnh giá 500 tỷ. Trong suốt toàn bộ thời kỳ lạm phát, người ta ước tính giá cả tăng khoảng 5 triệu tỷ lần.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc lạm phát này là vì những xung đột trong khu vực, các cuộc khủng hoảng kinh tế, công với việc in tiền không kiểm soát và những chính sách quản lý kém hiệu quả của chính phủ Nam Tư lúc bấy giờ. Tình hình lạm phát trở nên tồi tệ hơn khi Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp trừng phát với nước này khiến cho sản lượng sản xuất của nước này đã bị sụt giảm nghiêm trọng.
Điển hình là đồng tiền giấy với mệnh giá cao nhất năm 1988 của quốc gia Nam Tư là 50.000 dinara (đơn vị tiền tệ) đã thay đổi lên tới 500.000.000.000 dinara vào năm 1994.
Đồng tiền với mệnh giá cực khủng hiện đang được giới mua bán tiền giấy quan tâm
2. Nét đẹp của tiền Australia:
Úc hay Australia tên chính thức là Thịnh vượng chung Úc là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania, và nhiều đảo nhỏ. Đây là quốc gia lớn thứ sáu về diện tích trên thế giới. Australia từng là quốc gia đầu tiên trên thế giới có tất cả các mệnh giá làm từ plastic, giúp hạn chế tiền giả.
Tờ tiền với chất liệu làm bằng Polyme, một trong những tờ bạc có chất lượng tốt nhất và an toàn nhất thế giới. Chúng được làm với mệnh giá là 100 AUD, 50 AUD, 20 AUD, 10 AUD, 5 AUD.
Công nghệ này đã từng được chuyển giao cho Ngân hàng quốc gia Việt Nam để làm các loại tiền có mệnh giá như 100 ngàn VND, 50 ngàn VND, 20 ngàn VND. Khác với Việt Nam, tất cả các tờ bạc của Úc đều là polyme, không có tiền giấy.
Đồng xu Úc có các loại xu lần lượt với mệnh giá: 5 cent, 10 cent, 20 cent, 50 cent, 1 đô la, 2 đô la.
Tiền Australia
3. Tiền New Zealand và hình ảnh những chú vịt:
Đồng Đô la New Zealand ký hiệu $, mã tiền tệ NZD, là tiền tệ chính của New Zealand. Tiền này cũng được lưu hành tại Cook Islands,Niue, Tokelau, và Pitcairn Islands. Một đô la chia thành 100 xu.
Ký hiệu là $ hay NZ$ để tránh nhầm lẫn với đô la của các quốc gia khác. Nhiều khi còn gọi là kiwi hay đô la kiwi vì đồng 1 đô la có hình thú kiwi. Đô la New Zealand là ngoại tệ phổ biến thứ 12 trên thị trường ngoại tệ.
New Zealand đã thông qua việc sử dụng tiền giấy polymer. Gần đây, tiền giấy đã được thiết kế lại toàn bộ với mục đích phản ánh sự khác biệt về khía cạnh văn hóa của đất nước này. Tiền giấy có trị giá 10 đôla New Zealand như trong hình, bao gồm hình ảnh một con vịt màu xanh có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đồng tiền quốc gia New Zealand
4. Tiền giấy tại trại tập trung được tạo ra bởi Đức quốc xã:
Trại tập trung Buchenwald, tiếng Đức: Konzentrationslager (KZ) Buchenwald (rừng cây sồi)). Là một trại tập trung do Đức Quốc Xã lập ra ở Ettersberg (núi Etter) gần Weimar, Đức, trong tháng 7 năm 1937, một trong các trại tập trung đầu tiên và lớn nhất trên đất Đức, sau trại tập trung Dachau được dựng lên 4 năm trước đó.
Các tù nhân từ khắp châu Âu và Liên Xô—các người Do Thái, Ba Lan và Slovenes, các người bệnh tâm thần, các người khuyết tật bẩm sinh, các tù nhân chính trị và tôn giáo, các người Di-gan và Sinti, hội viên Hội Tam Điểm, nhân chứng Giê-hô-va, các tội phạm hình sự, các người đồng tính luyến ái, và các tù binh— bị giam giữ trong trại, chủ yếu phải làm việc như người lao động cưỡng bách trong các xưởng vũ khí địa phương.
Từ năm 1945 tới 1950, trại này được Nhà cầm quyền chiếm đóng Xô Viết sử dụng làm trại giam gọi là "Trại đặc biệt của Dân ủy Nội vụ" số 2.
Ngày nay các di tích của Trại tập trung Buchenwald được dùng làm nơi tưởng niệm, nơi triển lãm thường xuyên và nơi bảo tàng.
Tờ tiền giấy tại trại tập trung được tạo ra bởi Đức quốc xã, sử dụng trong các tại tập trung ở Tiệp Khắc. Những tờ tiền có mệnh giá nhưng chỉ đơn giản là tờ giấy không có giá trị và không được sử dụng.
Tiền nước Đức
5. Tiền quốc gia Nam Phi với hình ảnh những chú sư tử, voi:
Nam Phi, là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa Châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, và bao quanh toàn bộ đất nước Lesotho. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Nam Phi có tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi
Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của Con đường Biển Cape. Những người nhập cư Châu Âu đã bắt đầu tới đây ngay sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú (sau này sẽ trở thành) Cape Town năm 1652.
Việc đóng cửa Kênh đào Suez trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày đã cho thấy tầm quan trong của nó. Nước này có cơ sở hạ tầng khá phát triển giúp trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị cao tiếp cận tới thị trường phương Tây, đặc biệt trong suốt thế kỷ mười chín, khi cuộc cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ thời Chiến tranh lạnh.
Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc, với các cộng đồng da trắng, Ấn Độ, và người lai lớn nhất tại Châu Phi. Người da đen Nam Phi, nói chín ngôn ngữ được công nhận chính thức và nhiều thổ ngữ khác, chiếm gần 80% dân số.
Các loại tiền giấy của Nam Phi có thể hiện 5 động vật thuộc loại sức mạnh và kích thước to lớn ở quốc gia này, trong đó bao gồm sư tử và voi.
Tiền giấy Nam Phi
6. Tiền giấy Pháp và sự đa dạng sắc màu:
Franc Pháp, còn gọi đơn giản là Franc, là đơn vị tiền tệ cũ của Pháp trước được thay thế bởi đồng euro. Đồng Franc từng được sử dụng từ năm 1360 thay thế cho đồng livre trước đó, nhưng đến năm 1641 nó bị loại bỏ.
Từ năm 1795, tiền Franc được sử dụng một lần nữa và tới 1999, nó bị thay thế bởi đồng euro.Tiền giấy Pháp có nhiều màu sắc và cây cỏ là đặc điểm để mô tả đất đai và cư dân bản địa ở đây.
Tiền nước Pháp
7. Tiền Zimbabwe và những con số mệnh giá bá đạo:
Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%.
Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009. Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.
Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.
Chỉ vài tháng sau khi được phát hành, tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đô la của Zimbabwe mất giá chóng mặt và không còn đủ mua nổi một ổ bánh mỳ trước khi bị khai tử khi chính phủ tuyên bố xóa bỏ 12 chữ số 0 trên đồng đô la Zimbabwe.
Tiền quốc gia Zimbabwe
8. Hungary và cơn bảo mệnh giá lạm phát nhất trong lịch sữ:
Forint là đơn vị tiền tệ của Hungary. Nó có ký hiệu là Ft, và có mã ISO 4217 là HUF. Trước đây, Forint lại được chia thành đơn vị tiền tệ nhỏ hơn là filliér; từ năm 1999 đơn vị này không còn được lưu thông.
Forint gồm có 2 dạng: tiền giấy và tiền kim loại. Tiền giấy gồm các mệnh giá 200, 500, 1000, 2000, 5000, 10 000, 20 000 forint do Ngân hàng Quốc gia Hungary phát hành. Loạt tiền giấy hiện đang lưu thông bắt đầu được phát hành từ năm 1997.
Tiền kim loại gồm các mệnh giá 5, 10, 20, 50, 100, 200 forint do Công ty Đúc tiền Hungary phát hành. Loạt tiền kim loại hiện đang lưu thông được bắt đầu phát hành từ năm 1990 thay thế cho các tiền kim loại phát hành dưới thời xã hội chủ nghĩa.
Forint trở thành tên gọi của đơn vị tiền tệ của Hungary từ năm 1867. Từ năm 1892 đến năm 1946, đơn vị tiền tệ của Hungary không mang tên Forint mà lần lượt mang các tên Korona, Pengő, Adópengő. Từ năm 1946, Forint lại trở thành tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ của Hungary.
Hiện Hungary đang có mục tiêu gia nhập Khu vực đồng Euro. Khi trở thành thành viên chính thức của khối này, Euro sẽ thay thế Forint làm đơn vị tiền tệ của Hungary.
Năm 1946, Hungary rơi vào cơn bão lạm phát trầm trọng nhất lịch sử. Chính phủ nước này khi ấy còn phát hành tờ 100 triệu tỷ pengo. Trên thực tế, tờ tiền này chỉ có giá như 20 cent.
Tiền giấy Hungary
9. Maldives và những hòn đảo sống động:
Maldives hay Quần đảo Maldives tên chính thức Cộng hòa Maldives, là một quốc đảo gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilômét phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.
Quốc gia Maldives có loại tiền giấy rufiyaa với đầy màu sắc, mỗi tờ tiền giấy mô tả những hàng dừa và một loại thuyền thường được sử dụng để di chuyển từ hòn đảo này sang hòn đảo khác.
Tiền giấy Maldives
10. Xuyên suốt chiều dài lịch sữ tiền Trung Quốc có gì:
Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành. Năm 1948, một năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tệ đã được phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997.
Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20 nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên.
Tờ tiền giấy cổ nhất thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc khoảng năm 800 mặc dù nước này bỏ dùng tiền giấy vào giữa thế kỷ 15.
Tiền giấy cổ Trung Quốc
11. Tiền Honduras gắn liền với các cuộc khởi nghĩa chống thực dân:
Honduras, tên chính thức Cộng hoà Honduras, (đọc là Ôn-đu-rát) trước kia thường được gọi là Honduras Tây Ban Nha, là một quốc gia tại Trung Mỹ, giáp biên giới với Guatemala ở phía tây, El Salvador ở phía tây nam, Nicaragua ở phía đông nam, phía nam giáp với Thái Bình Dương và phía bắc là Vịnh Honduras và Biển Caribe, Belize (trước kia là Honduras Anh Quốc) nằm cách 75 kilômét, phía bên kia vịnh Honduras.
Tiền giấy lempira của Honduras được đặt tên sau khi có một nhân vật xuất hiện vào thế kỷ 16 đã đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa chống lại thực dân Tây Ban Nha.
Tiền giấy Honduras
12. Bạn biết gì về tiền con lừa:
Sau chiến thanh thế giới thứ nhất, vấn đề quan trọng là phát hành đồng tiền khẩn cấp tại Đức và Áo. Đây có thể là đồng tiền kỳ lạ nhất thế giới do in hình con lừa.
13. Tiền giấy Nam Phi đẹp ấn tượng:
Đồng rand Nam Phi, đồng tiền tệ thị trường hoạt động nhất thế giới, đã gia nhập câu lạc bộ mười lăm đồng tiền tệ được ưa thích, hệ thống Thanh toán kết nối liên tục (CLS), nơi các giao dịch được giải quyết lập tức, làm giảm nguy cơ giao dịch xuyên múi giờ. Theo Bloomberg Currency Scorecard, đồng rand Nam Phi (ZAR) là đồng tiền tệ hoạt động tốt nhất trước đồng dollar Mỹ trong giai đoạn 2002 - 2005.
Sự biến đổi nhanh của đồng rand đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, với sự sụt giá mạnh của nó trong năm 2001, rơi xuống mức thấp kỷ lục R13.85 trên dollar Mỹ, làm dấy lên những lo ngại lạm phát, và buộc Ngân hàng Dự trữ Quốc gia phải tăng tỷ lệ lãi suất. Từ thời điểm đó đồng rand đã phục hồi, đạt mức R6.99 trên dollar Mỹ ở thời điểm tháng 1 năm 2007 trong khi chính sách của Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Nam Phi về lạm phát với đã hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát về mức kiểm soát được. Tuy nhiên, đồng rand càng mạnh càng gây nhiều sức ép lên những nhà xuất khẩu, và nhiều người hiện kêu gọi chính phủ can thiệp vào tỷ lệ trao đổi giúp giảm giá đồng rand.
Các loại tiền giấy của Nam Phi có thể hiện 5 động vật thuộc loại sức mạnh và kích thước to lớn ở quốc gia này, trong đó bao gồm sư tử và voi.
Tiền giấy Nam Phi
14. Tiền Philippines có gì:
Piso đọc theo tiếng Philippines, hay peso phát âm theo tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, là đơn vị tiền tệ của Philippines. Đơn vị tiền tệ này được chia nhỏ ra 100 sentimo (tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha: centavos). Tên theo ISO 4217 là "Philippine peso" và mã là "PHP". Dù tên gọi được in trên giấy bạc và đồng xu kim loại đã đổi từ "peso" sang "piso" năm 1967, tên gọi peso tiếp tục được sử dụng tại địa phương trong nhiều ngữ cảnh khi tiếng Anh được sử dụng.
Xét về kích thước, đồng 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành trong năm 1998 được coi là đồng tiền lớn nhất so với tất cả các đồng tiền giấy hợp pháp được lưu hành cho đến nay.
Tiền quốc gia Philippines
15. Tiền in hình nhà vật lý Einstein:
Năm 1952, Thủ tướng Israel đầu tiên, David Ben-Gurion, đã mời nhà vật lý Albert Einstein chức chủ tịch danh dự của nước này, tuy nhiên Einstein đã từ chối. Để tôn vinh nhà vật lý này, Ngân hàng Trung ương đã phát hành đồng tiền có in hình ông.
16. Tiền Congo và vết sẹo đi cùng năm tháng:
Năm 1997, chế độ độc tài của Joseph Mobutu tại Congo đã bị lật đổ năm 1997. Sau đó, trong khi chờ tiền mới được thiết kế và in lại, chính phủ nước này đành cắt bỏ mặt Mobutu trên các tờ tiền cũ để tạm thời sử dụng.
Ngoài ra, những bạn đã và đang có như cầu sưu tập tiền giá rẻ, mua bán tiền giấy thế giới thì cứ thoải mái ghé shop để có những sự lựa chọn tốt nhất về giá và chất lượng nhé.
Hoan nghênh các bạn ghé thăm!
THÔNG TIN CHỦ SHOP
Điện thoại: 090.252.4389 - 093.3915.896
Gmail: Nguyenthithuphuongbmt@gmail.com
Yahoo: Thuphuong_banme@yahoo.com
Website: suutamtien.com - quatangsuutam.com
Địa chỉ văn phòng: Cưới cafe: 466/49 Lê Văn Sỹ. (Tới số 420 Lê Văn Sỹ quẹo vô hẻm số 448 (là hẻm đối diện KFC) đi tới cuối hẻm quẹo phải là thấy ngay Cưới cafe)
Facebook: facebook.com/PenVoiNui
Fanpage: facebook.com/SuuTamTienCo
» Tiền cổ là gì? Các loại tiền cổ Việt Nam và trên thế giới (29/03/2023)
» Tiền lì xì Tết Đinh Dậu 2017 độc - lạ - đẹp (09/12/2016)
» Bộ sưu tập tiền tháng 12/2016 có gì hot (05/12/2016)
» Thu mua tem phiếu lương thực thời bao cấp - Sổ lương thực (24/11/2016)
» “Tiền Trường Sơn” - hiện tượng độc đáo trong lịch sử tiền tệ (18/10/2016)
» Tiền thật, tiền giấy và tiền nhựa (30/04/2016)
» Phát hành tiền mệnh giá 100 đồng để… lưu niệm! (04/04/2016)
» Đồng tiền các nước được đặt tên thế nào (29/03/2016)