TOP 3 NHÀ SƯU TẬP TIỀN CỔ VIỆT NAM
Thời gian đăng: 19-08-2015 18:45 | 3625 lượt xemIn bản tin
Nhà sưu tập tiền cổ Việt Nam nổi tiếng hiện nay là ai?
Hiện nay, thú vui sưu tập tiền cổ Việt Nam đã ăn sâu vào sở thích của không ít tầng lớp, có những người khi đến với việc sưu tập tiền mục đích chỉ để mua vui trong lúc nhàn rỗi. Bên cạnh đó có những cá nhân đam mê, dấn thân thật sự vào con đường sưu tầm tiền cổ này và theo từng năm tháng, họ đã có trong tay hàng trăm bộ sưu tập được liệt kê vào dạng khủng.
Theo các chuyên gia sưu tập tiền cổ thì các loại tiền giấy xuất hiện ở Việt Nam khá sớm so với thế giới, vào năm 1396. Cứ mỗi đời vua thời phong kiến, gần như lại cho phát hành loại tiền mới. Đến thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của Đinh Bộ Lĩnh, lần đầu tiền là vào giữa thế kỷ 10 tiền Việt Nam được phát hành.
Tiền kim loại là thứ tiền duy nhất suốt một thời gian dài được đưa vào sử dụng và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung Quốc.
Gia tài đồ sộ của những nhà sưu tập tiền cổ Việt Nam
Trong một số đời vua được sử liệu ghi lại rằng, trong một số niên hiệu và một số thủ lĩnh tự xưng vua có phát hành tiền, nhưng không nói rõ tiền gì trong khi khảo cổ học cũng không tìm ra tiền nào cho các thời đó. Nhiều đồng tiền cổ được một số tư liệu cho là có, nhưng chưa được khảo cổ học kiểm chứng. Một số khác sử liệu không hề nhắc đến, nhưng khảo cổ học lại phát hiện ra và sau đó được các nhà sử học xác minh thêm.
Để tìm hiểu rõ hơn về những cao thủ sưu tập các loại tiền cổ Việt Nam có gì, xin mời các bạn cùng chúng tôi đọc tiếp ở phần tiếp theo nhé.
1. Ông Thạo (SN 196X, Bắc Ninh):
Ông Nguyễn Văn Thạo
Ông Thạo có những bộ sưu tập độc đáo với số lượng tiền khổng lồ hơn 6 tấn trải dài theo dòng chảy lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và đã được giới sưu tầm tiền vinh danh là "vua tiền cổ". Ông Thạo phải đổi đa số những bộ sưu tập hiện có trong tay bằng cả nhiều cây vàng, thậm chí cả cuốn sổ đỏ nhưng cũng có chum nặng cả tạ ông không mất đồng nào để mua để có được kho tàng hơn 6 tấn tiền cổ như bây giờ.
Mỗi chum tiền cổ là một kỷ niệm sâu sắc về hành trình rong ruổi khắp các hang cùng ngõ hẻm các tỉnh vùng núi phía Bắc và có những chum phải đánh đổi cả gia tài là tiền cầm cố sổ đỏ hay nhiều cây vàng mới có được. Ông đã dày công sưu tập suốt hơn 20 năm qua để có những chum tiền cổ đẹp, độc đáo như vậy. Tuy nhiên, có những bộ sưu tập nặng gần 100kg nhưng ông không mất một đồng nào để mua mà chỉ mất công mang về.
Hễ có tiếng ở đâu phát hiện tiền cổ, ông đều có mặt để xem và thu mua. Sau khi mua được về nhà với những chum lành lặn ông trau chuốt cẩn thận tránh bị vỡ sau đó cất gọn vào một góc nhà tránh va đập. Ông Thạo cũng có bộ sưu tập đầy đủ các mệnh gián tiền giấy bạc từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, đế quốc Mỹ cho đến ngày nay để đa dạng hơn thú sưu tầm tiền cổ bằng kim loại.
Ngoài ra, Ông còn có cả kho tàng bai gồm nhiều bộ sưu tập những chum tiền đẹp nhất, độc lạ nhất Việt Nam, các chum tiền xu đủ các loại được khai phá từ nhiều vùng đất với các triều đại khác nhau. Có những mệnh giá tiền bạc chỉ in ra tiêu thụ tại một vùng miền, hoặc được phát hành trong quân đội, nhưng chưa từng được sử dụng ông vẫn cố gắng kiếm cho ra và lưu trữ chúng. Ông Thạo cho biết, sắp tới khi dự án thành lập Bảo tàng tiền cổ Việt Nam hoàn thành, ông có dự định sẽ tặng một số mẫu tiền làm triễn lãm.
2. Ông Khải (SN 195X, An Giang)
Ông Kim Khải
Nhiều người tỏ ra bất ngờ vì ông lại sở hữu những đồng tiền vô giá tại một vùng quê xa xôi cách trở như vậy, 1 số khác cảm thấy vô cùng thán phục khi đến nhà ông Kim Khải khi chiêm ngưỡng bộ tiền cổ có niên đại hàng ngàn năm được trưng bày. Ông cho biết hiện nay bản thân ông đang sở hữu các đồng tiền quý như: đồng tiền Thiên Phúc Trấn Bảo thời Tiền Lê, tiền Thái Bình Hưng Bảo và Thái Bình Nguyên Bảo thời nhà Đinh, Thiên Phong Nguyên Bảo, Đại Trị Thông Bảo thời nhà Trần, tiền Mạc Chính Thông Bảo thời nhà Mạc, tiền Thánh Nguyên Thông Bảo thời nhà Hồ và còn rất nhiều bộ sưu tập khác nữa mà chúng tôi không tiện liệt kê ra đây v.v..
Ông cho hay thời Tây Sơn, vua Quang Trung lại ra sức đúc tiền bằng đồng gồm các loại tiền Minh Đức Thông Bảo, Thái Đức Thông Bảo, Quan Trung Thông Bảo với số lượng phát hành lớn nhằm để người dân dùng tiền trong nước, bớt sử dụng tiền đồng Gia Khánh, Càn Long của Trung Quốc. Như thế mới thấy rõ sự độc lập tự cường của vua Quang Trung rất cao thì thời Đinh việc đúc tiền mở mang cho tiền tệ Việt Nam.
Qua nhiều năm tìm tòi, đã sưu tập được bộ tiền cổ niên đại hàng ngàn năm, cùng những đồng tiền bằng bằng kẽm, giấy, đồng qua các thời đại. Ông nói bất cứ món đồ gì cũng vậy, cũng có sự liên quan đến phần tâm linh, mình yêu thích và trân trọng nâng niu thì chắc chắn nó sẽ tìm đến mình hay mở đường cho mình tìm đến.
Ông cho biết tất cả các loại tiền cổ của Việt Nam đều được đúc bằng kim loại dạng hình tròn với lỗ vuông ở chính giữa, ngoại trừ tiền giấy được phát hành dưới thời Hồ Quý Ly thì có điểm khác biệt riêng. Mặt chính của đồng tiền có các chữ Hán mà ít nhất có hai chữ thường là niên hiệu của nhà vua và hai chữ sau dùng để chỉ loại tiền.
Mặt trước của đồng tiền, viền tròn của rìa tiền và viền vuông của lỗ tiền thường được viền nổi để giảm bớt sự hao mòn của chữ đúc và việc mài dũa mặt tiền để lấy bớt chất đồng của kẻ gian. Vị trí của bốn chữ đôi khi viết theo chiều thuận của kim đồng hồ và đôi khi viết theo kiểu chéo, cũng có thể có loại tiền không có hai chữ này.
Ông cho hay, những đồng tiền có kích thước và trọng lượng cân đối vừa đủ, không quá dày nặng sẽ dễ dàng trong việc tiêu dùng. Tiền quá nhẹ mỏng thì dễ gãy vỡ, với kích thước trung bình như trên, trọng lượng khoảng 3,5 - 4 gram là vừa phải. Bề dày và đường kính là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của đồng tiền.
3. Ông Phát (SN 195X, Hà Nội)
Ông Mai Ngọc Phát
Thời điểm 1978, lúc có lệnh cho toàn bộ sinh viên Hà Nội được tạm thời nghỉ học đi làm nhiệm vụ đổi tiền, thời điểm đổi tiền đầu tiên trên cả nước khi Việt nam hoàn toàn thống nhất, sỡ thích sưu tầm tiền cổ vô tình đến với ông từ đây. Sau 20 năm sưu tầm, để có được bộ tiền cổ Việt Nam từ những đồng tiền đúc đồng đầu tiên của Đinh Tiên Hoàng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử cho tới nay là một đóng góp không nhỏ cho kho tàng cổ vật Việt Nam của nhà sưu tầm Mai Ngọc Phát. Cho đến bây giờ anh vẫn còn cái cảm giác háo hức được nhìn thấy đồng tiền mới như thế nào khi đuợc phân công làm nhiệm vụ đóng dấu thu tiền cũ phát hành năm 1958, tại bàn đổi tiền phố Hàng Chuối – Hà Nội.
Những đời vua thịnh trị quốc thái dân an thì đồng tiền dày, đẹp, nặng, thư pháp rõ ràng. Ngược lại, những đời vua có nội chiến, dân tình khó khăn thì đồng tiền xấu, mỏng đi trông thấy. Bộ sưu tầm tiền cổ Việt của ông cũng rất đầy đủ và phong phú gồm: Tín phiếu Trung Bộ, phiếu tiếp tế Nam Bộ, tiền tài chính, và các tỉnh.
Danh sách đầy đủ tiền Việt Nam từ năm 1946 cho đến nay, còn có cả các loại tiền Việt Nam cộng hòa, tiền Đông Dương, tiền quân đội các nước sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam như Nhật, Quan Kim, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan.
Ông cho hay, những đồng tiền cổ lớn có đường kính 25 - 26mm như tiền Thành Thái thông bảo và những đồng nhỏ 18 - 20mm như đồng Bảo Ðại thông bảo. Còn lại đường kính các đồng tiền cổ có kích thước trung bình từ 22mm- 24mm.
Những đồng tiền có kích thước lỗ vuông to đến 7 mm như trường hợp tiền ngoại thương Trường Kỳ tiêu dùng ở Hội An vào thế kỷ 17, còn lại kích thước của lỗ vuông trung bình vào khoảng 5 mm. Chiều dày ngoại lệ của tiền Ðoan Khánh thông bảo của Lê Uy Mục dày đến 1 mm còn lại các loại tiền cổ thường vào khoảng 0,5mm.
Khi dấn thân mạnh hơn vào lĩnh vực sưu tầm càng thấy lĩnh vực cổ tiền rộng lớn quá, 1 số đồng tiền phản ánh biết bao thăng trầm của lịch sử chỉ với bốn chữ trên đồng tiền tròn lỗ vuông. Vì vậy, hy vọng rằng mỗi ngày trôi qua đối với ông sẽ ý nghĩa hơn qua việc có thể tìm và sưu tầm thêm được nhiều bộ sưu tập tiền cổ hơn nữa để mọi người chúng ta hiểu thêm về các bộ sưu tập quý hiếm này.
Quá trình trở thành nhà cung cấp, sưu tầm tiền cổ ra sao..
Thật sự thì dù buôn bán hay trao đổi, sưu tập tiền tệ quốc tế hay bất cứ món đồ gì cũng vậy, chúng cũng đều như nhau cả..tôi nghĩ vậy và tôi tin rằng, để thành công thì trước hết mình phải sống, đồng hành cùng với đam mê cháy bỏng và thật nhiệt huyết 100%, thậm chí có lúc phải 200% hoặc 300% nữa cơ đấy.
Người ta vẫn hay nói rằng, tất cả những nhà sưu tập tiền.. mọi thứ ban đầu đối với bản thân họ đều xuất phát từ sự tò mò, thích thú, dần dần khi đam mê và thích thú trong họ đủ lớn thì nó sẽ chuyển sang thành 1 điều gì đó chuyên nghiệp hơn và đa số mọi người sau này sẽ gọi với cái tên là "nhà sưu tập tiền Việt" hay "nhà sưu tập tiền chuyên nghiệp".
Thật sự, khi ở giai đoạn ban đầu, ở thời điểm mà bạn chỉ sưu tập cho vui, cho thỏa đam mê tức thời của mình thì mọi thứ dường như rất là nhẹ nhàng và không mấy áp lực. Thế nhưng, lúc đam mê của bạn đã đủ lớn và muốn tiến xa hơn nữa với đam mê ấy thì chính giai đoạn này, những khó khăn và áp lực dần dần sẽ bắt đầu xuất hiện và đồng hành cùng bạn.
Bộ sưu tập tiền xu
Hiện tại tôi đã phát triển được 1 shop nhỏ tại 466/49 Lê Văn Sỹ. (Tới số 420 Lê Văn Sỹ quẹo vô hẻm số 448 (là hẻm đối diện KFC) đi tới cuối hẻm quẹo phải là thấy ngay Cưới cafe) và với mong muốn nơi đây sẽ tụ họp được thêm nhiều anh em, bạn bè, thậm chí là tất cả những người bạn có cùng nhu cầu và sỡ thích sưu tập tiền các loại cùng đến tham gia giao lưu, học hỏi, bổ sung thêm lượng kiến thức mới cho nhau và cùng nhau phát triển.
Ngoài ra, những bạn đã và đang có như cầu sưu tầm tiền cổ Việt giá rẻ thì cứ thoải mái ghé shop để có những sự lựa chọn tốt nhất về giá và chất lượng nhé.
Hoan nghênh các bạn ghé thăm!
THÔNG TIN CHỦ SHOP
Điện thoại: 090.252.4389 - 093.3915.896
Địa chỉ văn phòng: Cưới cafe: 466/49 Lê Văn Sỹ. (Tới số 420 Lê Văn Sỹ quẹo vô hẻm số 448 (là hẻm đối diện KFC) đi tới cuối hẻm quẹo phải là thấy ngay Cưới cafe)
» Tiền cổ là gì? Các loại tiền cổ Việt Nam và trên thế giới (29/03/2023)
» Tiền lì xì Tết Đinh Dậu 2017 độc - lạ - đẹp (09/12/2016)
» Bộ sưu tập tiền tháng 12/2016 có gì hot (05/12/2016)
» Thu mua tem phiếu lương thực thời bao cấp - Sổ lương thực (24/11/2016)
» “Tiền Trường Sơn” - hiện tượng độc đáo trong lịch sử tiền tệ (18/10/2016)
» Tiền thật, tiền giấy và tiền nhựa (30/04/2016)
» Phát hành tiền mệnh giá 100 đồng để… lưu niệm! (04/04/2016)
» Đồng tiền các nước được đặt tên thế nào (29/03/2016)