-
Xu Cổ Xưa Việt Nam 10 Đồng Hình Bông Lúa
25.200 VNĐ
-
South Vietnam 5 đồng 1955 lần I
90.000 VNĐ
VNCH 500 ĐỒNG 1966 Trần Hưng Đạo VF
Mặt trước: Chân dung Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Mặt sau: Quang cảnh trận đánh Bạch Đằng Giang oai hùng của lịch sử Việt Nam.
- Trần Hưng Đạo (1228-1300), còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn; là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần.
- Trần Hưng Đạo là con trai An Sinh Vương Trần Liễu, goi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột, và công chúa Thụy Bà (chị ruột của vua Trần Thái Tông, và là cô ruột Trần Quốc Tuấn) là mẹ nuôi của ông. Nguyên quán ông huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Ông là người có "dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người", và nhờ "được những người tài giỏi đến giảng dạy" mà ông sớm trở thành người "đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ".
- Ba lần chống quân Nguyên Mông:
1. Chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt lần thứ nhất (Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất) là cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân đội của đế quốc Mông Cổ do Uriyangqatai chỉ huy vào trong khoảng thời gian nữa tháng cuối tháng 01 năm 1258 (hay năm Nguyên Phong thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, nhưng cuối cùng họ đã đại phá quân Nguyên trong trận Đông Bộ Đầu. Cuộc chiến này đã kết thúc với chiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân chiến đấu chống quân xâm lược.
- Chiếm Đại Việt nằm trong chiến lược tổng thể của quân đội Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. Bốn cánh quân Mông Cổ sẽ tấn công Nam Tống từ những địa điểm khác nhau từ phía Nam và phía Tây. Nắm quyền chỉ huy 3 cánh quân kia là Mông Kha, Hốt Tất Liệt và Tháp Sát Nhi. Cánh quân còn lại - cánh quân thứ tư, sau khi chiếm Đại Việt sẽ đánh thốc vào Nam Tống từ mạn cực Nam. Tổng chỉ huy của cánh quân thứ tư là Uriyangqatai. Triều đình nhà Trần đã đề ra kế hoạch chặn địch và tiêu diệt chúng từ xa trước kinh thành Thăng Long. Nhưng đồng thời, cũng dự kiến phương án khi cần sẽ rút khỏi kinh thành.
2. Chiến tranh Mông Nguyên- Đại Việt lần hai (Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai) là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Cho dù quân Nguyên Mông hùng mạnh và có nhiều Vương Hầu của Triều Trần mang tư tưởng cầu an, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua con Trần Nhân Tông đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến này, thể hiện "Hào khí Đông A" của nước Đại Việt thời đấy. Đầu năm 1285, tức 27 năm sau, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía Bắc và vùng Thanh Hóa- Nghệ An. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã"(vườn không nhà trống), Trần Hưng Đảo ra lệnh rút quân. Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiền Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng". Tháng 5 (dương lịch) năm ấy 1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,... quân dân nhà Trần đã đánh tan đội quân Nguyên Mông, giải phóng đất nước.
3. Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần ba (Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba) là cuộc chiến đấu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam của quân dân Đại Việt thời Trần chống lại quân đội nhà Nguyên từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Đại Việt lại một lần nữa đẩy lui được cuộc xâm lăng của Nguyên Mông. Sau này, giữa nhà Trần và nhà Nguyên không phát sinh thêm cuộc chiến tranh nào và đây được sử sách nhìn nhận là cuộc chiến cuối cùng giữa hai bên.
- Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba.Trần Nhân Tông hỏi:"Năm nay đánh giặc thế nào?". Trần Hưng Đạo đáp: "Năm nay thế giặc nhàn". Khi đoàn thuyền lương đối phương bị tiêu diệt ở Vân Đồn, chủ tướng là Hoàng Tử Thoát Hoan phải rút lui, ông bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng 4 (âm lịch) năm Mậu Tý (1288). Thoát Hoan nghe tin đội quân thủy đã vỡ tan rồi, liền dẫn tàn quân tháo chạy về nước, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5,8 phần". Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để trốn chạy về nước.
Đây là đôi lời nói về Ông Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đoạn thơ như:
Đất nước Việt Nam giống Lạc Hồng
Đại Vương Hưng Đạo diệt quân Mông
Diên Hồng-bô lão mưu hiền sĩ
Bình Than- hội nghị chí lão nông
Tướng giặc cùng đường nên bỏ chạy
Quân binh hết lối vượt qua sông
Mừng vui chiến thắng trang hào kiệt
Đất nước anh hùng sáng biển Đông.
|
Thiết kế bởi Bota.vn