-
Xu Cổ Xưa Việt Nam 10 Đồng Hình Bông Lúa
25.200 VNĐ
-
South Vietnam 5 đồng 1955 lần I
90.000 VNĐ
VNCH 200 ĐỒNG 1966 ĐẦU RỒNG
Mặt trước: Chân dung Vua Quang Trung.
Mặt sau: Quang cảnh trận đánh Đống Đa của lịch sử Việt Nam.
- Hoàng Đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) (1753-1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792)sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
- Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.
- Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người thừa kế ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
- Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Qúy Ly. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thấy đánh ra đất Lê-Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó). Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lac, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.
- Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có 3 người con trai: Nguyễn Văn Nhạc, Nguyễn Văn Lữ và Nguyễn Văn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám.
- Đây là đôi lời nói lên Ông sống mãi mãi với đất nước và dân tộc Việt Nam. Riêng về thơ văn Ông Quang Trung rất nhiều, trích đoạn thơ như sau:
Quang Trung danh tiếng vang lừng
Bắc Bình Vương đấng anh hùng nước Nam
Thời chiến loạn binh Nam dẹp Bắc
Phút thanh bình tô sắc giang sơn
Đinh điền, quốc tự, võ văn
Vai choàng áo vải thân hành thi công
Tưởng nhà Thanh, Hứa Hanh mất mạng
Gã Trương Long cùng bọn Thượng Thăng
Cả hai thất trận thân vong
Đống-Đa, Sầm Đống một lòng quyên sinh
Xuân chiến thắng quân ta hồ hởi
Thành Thăng Long mở hội vui chơi
Máu đào nay đã thôi rơi
Anh hùng dân tộc muôn nơi khắc lòng
Quang Trung tài đức vẹn tròn
Con dân nước Việt tâm đồng ghi ơn.
|
Thiết kế bởi Bota.vn