-
Xu Cổ Xưa Việt Nam 10 Đồng Hình Bông Lúa
25.200 VNĐ
-
South Vietnam 5 đồng 1955 lần I
90.000 VNĐ
Mặt trước: Nông dân đập lúa.
Mặt sau: Công nhân làm ruộng muối.
- Đập lúa được xem là một thứ nghề. Đàn ông trong xóm kéo đi vần công với nhau, kéo đi từ nhà này sang nhà khác.
- Đập cặp là cách ra lúa hột của những vùng đất trũng, còn những vùng đất gò cao, vào mùa gặt, đồng đất khô ráo thì người ta đập bồ.
- Đập bồ thì không phải đem lúa vào sân, lúa cũng không cần phải bó. Người ta dùng lưỡi liềm cắt gần sát gốc rồi chất từng đống nhỏ, vài ngày sau lúa khô thì thợ đập bồ kéo đến. Mỗi người một cái bồ lúa di động.
- Tấm mê bồ dựng lên che ba phía trên cái cộ nhỏ, phía dưới là một sàn gỗ bắc nghiêng, dưới cùng là tấm mê bồ hứng lúa. Người thợ đập bồ dùng sợi dây siết đầu bó rạ, giơ lên đập xuống, khi lúa đầy sạp bồ, anh ta lấy thúng xúc đổ vào bao rồi di chuyển cái bồ đến chỗ khác.
- Ruộng muối là khoảng đất thấp và phẳng dùng để khai thác muối từ nước biển hoặc nước mặn.
- Kỹ thuật làm ruộng muối chỉ thực hiện được ở những nơi khí hậu ấm và khô để lượng nước bốc hơi cao hơn vũ lượng. Vùng đất thoáng gió là lý tưởng. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh là ba yếu tố chính trong ngành thu hoạch ruộng muối.
- Ở Việt Nam vùng ven biển miền Trung và miền Nam nghề làm muối dùng phương pháp phơi nước. Người dân thường đào ao hoặc hồ cạn làm "đùng" rồi thông cho nước biển chảy vào đầy, sau đó đóng lại. Có nơi ở Việt Nam như vùng Ninh Hòa, Hòn Khói thì lợi dụng nước thủy triều lên hoặc xuống để cho nước vào đùng. Cạnh bên đùng thì làm hai cấp sân, thấp dần khoảng 15cm. Mỗi sân đều san phẳng, đắp bờ chia ô vuông vắn, mỗi ô là 4m*10m. Đó là ruộng muối.
- Khi làm muối thì tát nước từ đùng lên sân trên cho đầy. Ruộng trên là "ruộng chịu" dùng để tăng nồng độ nước muối. Đợi khoảng năm ngày nắng ráo thì tháo nước mặn cho trút xuống sân dưới, gọi là "ruộng ăn" nơi muối bắt đầu kết tinh. Mỗi khi sân dưới gần cạn nước vì nước bốc hơi thì lại châm thêm nước từ ruộng chịu ở trên xuống ruộng ăn ở dưới. Cứ châm liên tiếp mỗi dăm ngày đến khoảng một tháng tùy theo độ ẩm không khí thì nước sẽ cạn và muối đóng thành hột. Người làm muối theo đó gạt muối lên, người Việt gọi là "cào muối" đánh thành gò cho khô thì xúc lên đem bán.
- Thời Pháp thuộc, muối là một trong mặt hàng độc quyền của nhà nước. Người sản xuất muối được trả một số tiền nhưng muối phải nộp toàn phần cho Sở Thương chánh địa phương đem cất vào kho. Còn buôn bán muối phải đóng tiền môn bài mới được lãnh muối từ kho đem bán ra ngoài.
|
Thiết kế bởi Bota.vn